Một số hoạt động của Hội CSV Đại học Mỏ - Địa chất, Cục Bản đồ - Bộ Tổng Tham mưu

30/08/2017

Hoạt động của Hội Cựu sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất của Cục Bản đồ/BTTM trong những năm qua luôn được duy trì và phát triển theo đúng tôn chỉ, mục đích, ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô và hình thức hợp tác nhằm củng cố, xây dựng và phát triển mối liên kết giữa Nhà trường và các cơ quan, đơn vị tuyển dụng nguồn nhân lực, góp phần xây dựng và phát triển vững chắc ngành Địa hình quân sự trong tình hình mới.

1) Nghiên cứu KHCN: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học chuyên ngành, tham mưu và tham gia quản lý Nhà nước trong công tác ĐHQS. Tổ chức thực hiện các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cơ sở; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ: Định vị, Hệ thông tin địa lý, Mô phỏng địa hình ba chiều (3D) và Viễn thám...

 Một số đề tài tiêu biểu: (i) Ảnh hưởng của địa hình Việt Nam và công tác tham mưu địa hình trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí phương tiện công nghệ cao; (ii) Nghiên cứu kết hợp ảnh viễn thám quang học và radar thành lập bản đồ quân sự hỗ trợ đánh giá địa hình lãnh thổ Việt Nam và vùng phụ cận phục vụ mục đích quốc phòng; (iii) Ứng dụng ảnh vệ tinh Vnredsat 1 để xây dựng CSDL địa hình và thông tin địa lý quân sự nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và BĐ ĐH ngoài lãnh thổ; (iv) Xây dựng Bộ phần mềm tính toán vùng phát hiện, vùng phóng và vùng sát thương cho hỏa lực phòng không tầm thấp...

(2) Huấn luyện, đào tạo, chuyển giao công nghệ: Xây dựng, đổi mới các loại giáo trình phục vụ đào tạo Trung cấp ĐHQS, Kỹ sư Địa tin học. Tập trung đưa công tác huấn luyện ĐHQS ở các đơn vị từng bước đi dần vào nề nếp, nâng cao trình độ đọc, sử dụng và thao tác bản đồ giấy cho cán bộ, sĩ quan các cấp trong toàn quân.

 (3) Sản xuất tư liệu địa hình, thông tin địa lý:  Không ngừng nâng cao chất lượng sản xuất bản đồ địa hình, CSDL nền địa lý và thông tin địa lý các tỷ lệ (từ 1/25000 đến 1/1.000.000); thực hiện các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

 (4)Tham mưu và bảo đảm địa hình: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu và bảo đảm địa hình theo Chỉ lệnh công tác quân sự, quốc phòng và các nhiệm vụ đột xuất của Bộ giao. Nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả công nghệ Địa hình tiên tiến trong nhiệm vụ tham mưu và bảo đảm địa hình; sản xuất tư liệu địa hình và thông tin địa lý đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, chiến đấu và các hoạt động của Quân đội.

 (5) Xây dựng ngành ĐHQS: Tham mưu, lãnh đạo thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo Ngành dần vào nề nếp chính quy; phối hợp với các đơn vị thành lập các đơn vị Bản đồ cấp chiến dịch, chiến thuật, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị trong toàn quân.

 (6) Kết hợp quốc phòng với kinh tế: Triển khai tổ chức sản xuất, kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận tăng cao hơn năm trước; không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất lao động và thu nhập cho người lao động.

 7) Đối ngoại quân sự: Tham mưu cho Bộ quản lý Nhà nước về đo đạc bản đồ quốc phòng; tham gia công tác phân giới - cắm mốc giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Thực hiện tốt nhiệm vụ hợp tác giúp đỡ Cục Bản đồ/BTTM/QĐND Lào, Cục ĐHQS Quân đội Hoàng gia Campuchia ...trong việc hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị, công nghệ chuyên ngành Bản đồ. Đẩy mạnh chất lượng và phạm vi nội dung công tác đối ngoại quân sự trong khu vực và trên thế giới nhằm ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào thực tiễn công tác địa hình quân sự phục vụ Quân đội.

 (8) Quản lý Nhà nước về đo đạc - bản đồ quốc phòng: Xây dựng các văn bản quản lý về nghiệp vụ ĐHQS; phối hợp, tham gia với các bộ, ngành xây dựng các văn bản quy phạm, pháp luật Nhà nước thuộc lĩnh vực đo đạc bản đồ; triển khai hiệu quả các Quy chế phối hợp công tác đã ký với các đơn vị trong và ngoài Quân đội.